Đời sống Phạm hạnh
Khi tâm tham dục còn một chút xíu dính mắc pháp thế gian là phải tiếp tục tái sanh trong vòng luân hồi khổ đau. Đức Phật dạy: “Này Bà La Môn, cảm thọ tham ái được đoạn tận, không có dư tàn; cảm thọ sân được đoạn tận, không có dư tàn; cảm thọ si được đoạn tận, không có dư tàn.
Như vậy, này Bà La Môn, Niết Bàn là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí giác hiểu”. (Kinh Tăng Chi Tập 1).
Gợi ý
-
Đôi mắt nhân quả
thấy biết mọi việc xảy ra đều do nhân quả, nên khi xông pha cứu người là biết mình có đủ khả năng cứu người mà không hại mình,
-
Đối tượng sự tu tập giải thoát của Phật giáo
là tâm lậu hoặc. Tâm lậu hoặc sạch là đã tu tập xong, chứ không phải đợi kiến tánh thành Phật hoặc chứng quả vị này quả vị khác hoặc sinh về cõi này, cõi kia hoặc nhập vào bản thể vạn hữu.
-
Đời khổ
Đạo Phật nói đời khổ, chứ không bảo trốn đời khổ. Vì nói đời khổ là để biết như thật đời là khổ. Biết đời khổ như thật để mà vượt qua khổ của cuộc đời, chứ không có nghĩa biết đời khổ để bi quan yếm thế, để trốn...
-
Đời người là một chuỗi dài đau khổ phiền lụy
về mặt vật chất, lẫn tinh thần, chẳng bao giờ có được phút giây an vui, hạnh phúc.
-
Đời sống độc cư
là Đời sống viễn ly, sống nơi hoang vắng, sống nơi rừng rú, nơi nghĩa địa, nơi cánh đồng mông quạnh, nơi hòn đảo giữa biển khơi, v.v… Đời sống độc cư là đời sống không nhà cửa không gia đình, đơn thân, đơn chiếc, sống độc thân một mình,...
-
Đời sống tu sĩ của Phật giáo
cuộc sống chỉ còn ba y một bát hằng ngày đi xin ăn để nuôi sống thân mạng, sống được như vậy mới thấy sự giải thoát của đạo Phật thật sự. Đó là điều cơ bản nhất của đạo Phật, nếu ai muốn tu tập làm chủ sanh, già,...
-
Muốn đối trị tâm tán loạn
thì Đức Phật dạy: “Quán thân trên thân tinh cần không giải đãi, ghi nhớ không quên để trừ bỏ tham ưu ở đời”. Câu dạy này trong kinh Tứ Niệm Xứ tu tập bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp, tức là phương pháp truy quét tâm hay còn gọi...
-
Ba đời chư Phật
là những người tu hành đã thành Phật trong quá khứ, hiện tại và vị lai, những vị này đã giải thoát hoàn toàn.
-
Không từ bỏ gánh nặng đối với các thiện pháp
Ăn uống ngày một bữa mà từ năm này đến năm khác không bao giờ ăn uống phi thời. Không ăn thịt chúng sanh tức là ăn trường chay, dù có bệnh đau đến chết, dù có sự bắt buộc nào, dù có hoàn cảnh như thế nào nhất định...
-
Năm đối tượng dục lạc
là 1- Danh, quyền thế, chức vị, ngôi cao, lời khen tặng, lời ca ngợi... 2- Tiền bạc, của cải, tài sản, vật chất... 3- Sắc dục, phụ nữ. 4- Ăn uống. 5- Ngủ nghỉ.
-
Tu tập xả tâm có đối tượng
rất thực tế và cụ thể. Cách thức tu tập xả tâmnày rất khó, nếu là người có chí, có nhiệt tâm, có nhiệt huyết tìm đường tu hành để giải thoát đau khổ của cuộc đời thì một thời gian ngắn đã giải thoát hoàn toàn, đắc định và...
-
Đầy đủ lòng tin bất động đối với Phật
lòng tin Phật có năm chi phần: Thứ nhất: Phật là một người có đầy lòng yêu thương tất cả vạn vật, không làm tổn thương chúng sanh. Thứ hai: Phật là người không bao giờ tham lam lấy của không cho, luôn luôn có được những gì thì Ngài...
-
Đầy đủ lòng tin đối với Chúng Tăng đệ tử Thế Tôn
Những đệ tử của Đức Phật hầu hết là những bậc đều đã chứng quả Vô Lậu nên đức giới tỏa ra sáng suốt vô cùng vô tận. Chúng đệ tử Phật là những bậc Lạc Thiện Hạnh, Lạc Trực Hạnh, Lạc Chánh Hạnh, Lạc Như Pháp Hạnh.Gương mặt của...
-
Đầy đủ lòng tin đối với Giới Luật Đức Hạnh
Giới luật đức hạnh của Phật giáo là một sự sống mang lại sự an vui cho mình, cho người và cho tất cả các loài chúng sanh. Giới luật đức hạnh của Phật có một phong cách sống làm người có văn hóa và đạo đức, thực hiện một...
-
Đầy đủ lòng tin đối với Pháp do Đức Phật khéo thuyết
Pháp của Phật dạy sống không làm khổ mình, khổ người và tất cả muôn loài chúng sanh. Pháp của Phật là một phương pháp cải tạo sự sống, từ sự sống đau khổ chuyển đổi thành sự sống an vui và hạnh phúc, giúp cho loài người thoát khổ...
-
Định Vô Lậu tu tập có đối tượng
là phải thông suốt lý nhân quả, lý duyên hợp, thân ngũ uẩn, và còn phải dùng pháp hướng tâm “Tâm như cục đất”, phải tập tỉnh thức trong mọi công việc làm hàng ngày, phải thiểu dục tri túc; phải giữ gìn sáu căn: mắt, tai, mũi, miệng, thân...
-
Cung kính và tôn trọng đối với mọi người
gồm có 9 pháp kính: 1.- Lời thăm hỏi, nghĩa là hỏi thăm sức khỏe hoặc hỏi thăm về công ăn việc làm, đồng thời hỏi thăm về con cái trong gia đình của người khác, đó là sự cung kính và tôn trọng người thứ nhất.2.- Cúi đầu bái...
-
Trau dồi tâm bi
là nhắm ngay vào sự đau khổ của chúng sanh để mà xoa dịu, an ủi. Phải dùng lời khuyên bảo, thăm hỏi, có hành động cứu giúp. Muốn trau dồi tâm bi thì lúc nào ta cũng nhắc nhở tâm ta hãy thương người đang sân, đang đau khổ,...
-
Trau dồi tâm từ
Phải tập sống với tâm như tâm Phật (rộng lớn vô bờ bến), phải tập dứt ác và thể hiện tình thương rộng lớn. Thí dụ khi người chửi ta, ta thương họ mà tha thứ cho họ. Nhớ lời Phật dạy lấy tâm từ để diệt lòng sân hận.Làm...
-
Trau dồi tâm từ nơi ý hành
Muốn trau dồi ý, ta phải tư duy: Thân tất cả chúng sanh cũng như thân ta thường đau khổ đói khát. Ta hãy thương yêu và chăm sóc chúng như chăm sóc con ta vậy. Sự tư duy được nhắc đi nhắc lại nhiều lần khi nhìn hoạt động...